Hotline: VP Hà Nội: 024 7306 8788  | VP TP. HCM: 0974 589 163

logo Russell Bedford KTC

Cập nhật chính sách mới và điểm tin tháng 9-2021

RBK điểm tin tháng 9-2021

CẬP NHẬT CHÍNH SÁCH MỚI

NGHỊ QUYẾT:

Nghị quyết 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 (có hiệu lực từ ngày ký) – Về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác  xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19

QUYẾT ĐỊNH:

Quyết định 2166/QĐ-TCHQ ngày 04/8/2021 (có hiệu lực từ ngày ký và bãi bỏ các nội dung Quyết  định số 2999/QĐ-TCHQ ngày 06/9/2017) – Ban hành quy trình phân tích để phân loại hàng hóa xuất  khẩu, nhập khẩu.

Quyết định 1975/QĐ-BCT ngày 18/8/2021 (có hiệu lực từ sau 03 ngày kể từ ngày ký, thời gian áp  dụng 05 năm kể từ ngày có hiệu lực) – Áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số  sản phẩm thép hình chữ H có xuất xứ từ Ma-lai-xi-a

CÔNG VĂN:

– Công văn 6770/CTTPHCM-KK ngày 19/7/2021 – Về việc nộp hồ sơ kê khai thuế trong thời gian  thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg

– Công văn 2956/TCHQ-GSQL ngày 16/6/2021, 3461/TCHQ-PC ngày 09/7/2021 – Về việc thực hiện  thủ tục hải quan trong thời gian ảnh hưởng của dịch Covid19

– Công văn 3261/TCHQ-GSQL ngày 29/6/2021 – Về việc thủ tục tạm xuất, tái nhập hàng thay thế

– Công văn 3631/TCHQ-GSQL ngày 19/7/2021 – Về việc ghi nhãn phụ đối với hàng hóa nhập khẩu

– Công văn 3530/TCHQ-TXNK ngày 13/7/2021 – Về việc Thuế GTGT, trị giá tính thuế đối với phần  mềm

– Công văn 3548/TCHQ-TXNK ngày 14/7/2021 – Về việc Thủ tục, chính sách thuế hàng tạm nhập

– Công văn 4125/TCHQ-TXNK ngày 20/8/2021 – Về việc Tiêu hủy hàng hóa nhập khẩu

– Công văn 3494/TCHQ-TXNK ngày 12/7/2021 – Về việc Thuế xuất khẩu phế liệu

– Công văn 10385/BTC-QLKT ngày 10/9/2021 – Về việc hạch toán chi phí phát sinh do ảnh hưởng  của dịch Covid19

ĐIỂM TIN THÁNG 09 2021

NGHỊ QUYẾT:

Nghị quyết 105/NQ-CP ngày 09/9/2021 (có hiệu lực từ ngày ký) – Về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp  tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch COVID-19

1. Hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính, dòng tiền cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh:

-Giảm mức đóng hoặc hỗ trợ từ kết dư quỹ bảo hiểm xã hội ngắn hạn nhằm kịp thời hỗ trợ cho người  lao động, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và các đối tượng sử dụng lao động khác, hoàn  thành trong tháng 9 năm 2021.

-Đề xuất miễn tiền phạt chậm nộp bảo hiểm xã hội phát sinh trong năm 2020 và năm 2021 theo quy định, hoàn thành trong tháng 9 năm 2021.

-Triển khai thực hiện Nghị quyết số 97/NQ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về phương án  hỗ trợ giảm tiền điện, giảm giá điện (đợt 5) cho các khách hàng sử dụng điện theo đúng trình tự, thủ tục  và quy định pháp luật; bảo đảm chặt chẽ, đúng đối tượng, không để bị trục lợi chính sách.

-Triển khai các chính sách về giãn, giảm thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất sau khi được cấp có thẩm  quyền ban hành; triển khai chính sách thuế ưu đãi đối với hàng hóa nhập khẩu để tài trợ phục vụ phòng,  chống dịch COVID-19 sau khi được Chính phủ thông qua.

-Xem xét, nghiên cứu tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất, lắp ráp  trong nước đến hết năm 2021; nghiên cứu, đánh giá tác động để xem xét việc giảm lệ phí trước bạ đối  với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước theo thời gian phù hợp với tình hình dịch COVID-19.

2. Tạo điều kiện thuận lợi về lao động, chuyên gia:

– Trong tháng 9 năm 2021, chỉ đạo các địa phương thực hiện linh hoạt, nới lỏng một số quy định, điều  kiện về việc cấp, gia hạn, xác nhận giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt  Nam phù hợp với bối cảnh mới nhưng phải tuyệt đối an toàn về phòng, chống dịch COVID-19, cụ thể:

+ Quy định tại điểm a khoản 3 Điều 3 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP thực hiện như sau: Có bằng đại  học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 3 năm kinh nghiệm làm việc phù hợp với vị trí công việc mà  người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

+ Quy định tại điểm a khoản 6 Điều 3 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP thực hiện như sau: Được đào tạo  chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm  việc phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

+ Quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP thực hiện như sau: Giấy tờ chứng  minh chuyên gia, lao động kỹ thuật theo quy định tại khoản 3, 6 Điều 3 Nghị định này, là: Văn bằng,  chứng chỉ, giấy chứng nhận; văn bản xác nhận của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài về  số năm kinh nghiệm của chuyên gia, lao động kỹ thuật hoặc giấy phép lao động đã được cấp để chứng  minh kinh nghiệm.

+ Quy định tại điểm d khoản 3 Điều 8, khoản 7 Điều 9, khoản 5 Điều 17 Nghị định số 152/2020/NĐ-CP thực hiện như sau: Bản sao hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.

+ Cho phép người lao động nước ngoài đã được cấp giấy phép lao động và đang còn hiệu lực được cử,  điều động hoặc biệt phái đến làm việc tại tỉnh, thành phố khác với thời hạn không quá 06 tháng và  người sử dụng lao động phải báo cáo với cơ quan quản lý lao động nơi người lao động nước ngoài đến  làm việc mà không phải làm lại giấy phép lao động.

-Nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục rút gọn trong tháng 9 năm 2021 về việc  cho phép doanh nghiệp, hợp tác xã thỏa thuận với người lao động điều chỉnh tăng thời gian làm thêm  giờ/tháng phù hợp với diễn biến dịch COVID-19 với điều kiện đảm bảo tổng số giờ làm thêm không quá  300 giờ/năm.

-Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn bằng  cấp của giáo viên nước ngoài giảng dạy tại cơ sở đào tạo ngắn hạn, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục  nghề nghiệp, đại học theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và quy định của Luật Giáo dục, Luật  Giáo dục đại học, Luật Giáo dục nghề nghiệp.

QUYẾT ĐỊNH:

Quyết định 2166/QĐ-TCHQ ngày 04/8/2021 (có hiệu lực từ ngày ký và bãi bỏ các nội dung  Quyết định số 2999/QĐ-TCHQ ngày 06/9/2017) – Ban hành quy trình phân tích để phân loại  hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

Trình tự, thủ tục thực hiện phân tích, phân loại, xử lý kết quả phân tích, phân loại, kiểm soát, khai thác,  tra cứu thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và thông báo kết quả  phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Việc xác định lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu cần lấy mẫu yêu cầu phân tích để phân loại được thực hiện  căn cứ trên mức độ rủi ro của hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và các thông tin nghiệp vụ của các đơn vị  hải quan.

Người khai hải quan không đồng ý với Thông báo kết quả phân tích kèm mã số hàng hóa xuất khẩu,  nhập khẩu, Thông báo về kết quả phân loại đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu và đề nghị trưng cầu  giám định.

Quyết định 1975/QĐ-BCT ngày 18/8/2021 (có hiệu lực từ sau 03 ngày kể từ ngày ký, thời gian  áp dụng 05 năm kể từ ngày có hiệu lực) – Áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với  một số sản phẩm thép hình chữ h có xuất xứ từ Ma-lai-xi-a

Áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức đối với một số sản phẩm thép hình chữ H, phân loại theo mã HS 7216.33.11, 7216.33.19, 7216.33.90, 7228.70.10 và 7228.70.90 được nhập khẩu vào Việt Nam, có xuất xứ từ Ma-lai-xi-a (mã vụ việc AD12).

Thuế suất tối huệ quốc (MFN) hiện hành là 15% đối với với thép hình chữ H cacbon và 0% cho thép  hình chữ H hợp kim. Tuy nhiên, do Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (“ATIGA”), thuế suất nhập  khẩu đối với thép hình chữ H từ Malaysia giai đoạn từ 2017 đến 2020 là 0%.

Thuế CBPG thuế nhập khẩu bổ sung, áp dụng với thép hình chữ H nhập khẩu có xuất xứ từ Ma-lai-xi-a  là 10,64%.

CÔNG VĂN:

Công văn 6770/CTTPHCM-KK ngày 19/7/2021 – Về việc nộp hồ sơ kê khai thuế trong thời gian  thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg

Theo công văn của Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh, người nộp thuế là tổ chức, cá nhận có trụ sở  doanh nghiệp, địa chỉ (thường trú, tạm trú) nằm trong vùng cách ly, khu vực cách ly, cá nhận thuộc đối  tượng bị cách ly theo quyết định, thông báo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền do dịch bệnh Covid-  19 nếu phát sinh nghịa vụ nộp hồ sơ khai thuế nhưng trong thời gian bị cách ly (bao gồm cả thời gian  cách ly toàn xã hội theo văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, cách ly theo vùng,  khu vực, theo quyết định của cơ quan chính quyền địa phương, cách ly theo quyết định thông báo của  cơ quan, nhà nước có thẩm quyền) không thể thực hiện nộp hồ sơ khai thuế đúng quy định pháp luật  dẫn đến chậm nộp hồ sơ khai thuế thì không bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.

Công văn 2956/TCHQ-GSQL ngày 16/6/2021, 3461/TCHQ-PC ngày 09/7/2021 – Về việc thực  hiện thủ tục hải quan trong thời gian ảnh hưởng của dịch Covid19

-Hướng dẫn người khai hải quan, người nộp thuế thực hiện khai, nộp hồ sơ hải quan, hồ sơ liên quan  đến miễn giảm, hoàn thuế, không thu thuế cho cơ quan hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện  tử hải quan hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh, đảm bảo mọi hoạt động giao dịch giữa  công chức hải quan và doanh nghiệp được thực hiện trên hệ thống hoặc thông qua điện thoại, không  tiếp xúc trực tiếp.

-Việc xem xét không xử phạt vi phạm hành chính do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 phải căn cứ  vào quy định của pháp luật nêu trên và hồ sơ vụ việc cụ thể, theo đó cá nhân, tổ chức phải chứng minh  đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép nhưng không ngăn được hành vi vi phạm xảy  ra.

Công văn 3261/TCHQ-GSQL ngày 29/6/2021 – V/v thủ tục tạm xuất, tái nhập hàng thay thế

– Đối với hàng hóa đã tạm xuất nhưng không tái nhập: Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa (mã loại  hình B12- Xuất sau khi đã tạm xuất) tại Chi cục Hải quan nơi mở tờ khai tạm xuất theo quy định tại mục 5 chương III Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015, được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số  59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ. Trường hợp tờ khai được phân vào luồng đỏ thì Chi  cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định việc không kiểm tra thực tế hàng hóa.

-Đối với hàng hóa mới nhập về để thay thế: Thực hiện thủ tục nhập khẩu (không phải tái nhập) hàng  hóa thông thường quy định tại mục 5 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/1/2015, đã được sửa đổi, bổ  sung tại Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 của Chính phủ và Thông tư số 38/2015/TT-BTC  ngày 25/3/2015, Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính.

-Chính sách thuế thực hiện theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu tương ứng tại  Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 được sửa đổi, bổ  sung tại Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của  Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Công văn 3631/TCHQ-GSQL ngày 19/7/2021 – V/v ghi nhãn phụ đối với hàng hóa nhập khẩu

-Về ghi nhãn phụ:

+ Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội  dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và  giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên  nhãn gốc. (Tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017)

+ Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà nhãn gốc không phù hợp với quy định thì tổ chức, cá nhân  nhập khẩu phải ghi nhãn phụ theo quy định tại khoản 3 Điều 7 và các khoản 3, 4 Điều 8 của Nghị định  này khi đưa ra lưu thông và phải giữ nguyên nhãn gốc. (Tại khoản 4 Điều 9 Nghị định số 43/2017/NĐ-  CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ quy định)

-Đối với hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra thực tế, cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra việc ghi nhãn  hàng hóa trên nhãn gốc theo quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và đối chiếu, kiểm tra thông tin  trên nhãn của hàng hóa nhập với thông tin khai trên tờ khai hải quan nhập khẩu để xác định việc ghi  nhãn hàng hóa nhập khẩu đúng với quy định tại Nghị định số 43/2017/NĐ-CP.

Công văn 3530/TCHQ-TXNK ngày 13/7/2021 – Về việc Thuế GTGT, trị giá tính thuế đối với  phần mềm

-Về trị giá tính thuế: Theo quy định tại tiết b.1 điểm b khoản 5 Điều 6 Thông tư 39/2015/TT- BTC ngày  25/03/2015 của Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung tại khoản 5 Điều 1 Thông tư số 60/2019/TT-BTC  ngày 30/8/2019 thì phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu để nâng cấp, thay thế phần mềm điều  khiển, vận hành lần đầu đã được cộng vào trị giá của máy móc thiết bị thì không phải cộng vào trị giá  của hàng hoá nhập khẩu.

-Về thuế GTGT: Căn cứ Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 quy định: phần mềm máy tính thuộc đối  tượng không chịu thuế GTGT.

Công văn 3548/TCHQ-TXNK ngày 14/7/2021 – Về việc thủ tục, chính sách thuế hàng tạm nhập

-Về thủ tục hải quan: Căn cứ khoản 5 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại  khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP quy định: “…hàng hóa tạm nhập – tái xuất đã giải phóng  hàng hoặc thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ  khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng  hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực  hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu”.

-Về chính sách thuế: Căn cứ khoản 3 Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài  chính quy định trách nhiệm của cơ quan hải quan: “b) Trường hợp người nộp thuế đã nộp thuế của tờ  khai hải quan cũ: Cơ quan hải quan ban hành Quyết định điều chỉnh giảm tiền thuế của tờ khai hải quan  cũ, sau đó thực hiện hoàn thuế kiêm bù trừ giữa số tiền thuế của tờ khai hải quan cũ và số thuế của tờ  khai hải quan mới (thực hiện xử lý tương tự như tiền thuế nộp thừa). Nếu số tiền thuế của tờ khai hải  quan cũ ít hơn so với số tiền thuế phải nộp của tờ khai hải quan mới, người nộp thuế phải nộp bổ sung  số tiền còn thiếu trước khi hoàn thành thủ tục chuyển tiêu thụ nội địa, nếu thừa thì cơ quan hải quan sẽ  hoàn trả theo đúng quy định. Trình tự thực hiện bù trừ hoặc hoàn trả thực hiện theo Điều 132 Thông tư  này. Thời hạn hoàn thuế kiêm bù trừ giữa số thuế của tờ khai hải quan cũ và số thuế của tờ khai hải  quan mới thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 49 Thông tư này. Trong thời gian cơ quan hải quan  xử lý hoàn thuế kiêm bù trừ giữa số thuế đã nộp của tờ khai hải quan cũ với số thuế của tờ khai hải  quan mới người nộp thuế không bị tính chậm nộp tiền thuế”.

Công văn 4125/TCHQ-TXNK ngày 20/8/2021 – Về việc Tiêu hủy hàng hóa nhập khẩu

-Về việc gửi thông báo cho cơ quan hải quan trước khi tiêu hủy hàng hóa nhập sản xuất xuất khẩu mã  loại hình E31: hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu phải tiêu hủy gồm: Nguyên liệu, vật tư dư  thừa, phế liệu, phế phẩm, thành phẩm hư hỏng phải tiêu hủy kể từ ngày 25/4/2021 (ngày có hiệu lực  của Nghị định số 18/2021/NĐ-CP) được miễn thuế nhập khẩu. Doanh nghiệp phải có văn bản thông báo  với cơ quan hải quan trước khi tiêu hủy, nêu rõ hình thức tiêu hủy, địa điểm tiêu hủy. Việc tiêu hủy phải  thực hiện theo quy định của pháp luật về môi trường.

-Về việc tiêu hủy hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định: việc tiêu hủy hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản  cố định đã được miễn thuế theo quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu phải tuân theo quy  định của pháp luật có liên quan và có sự giám sát trực tiếp của công chức hải quan. Trước khi tiêu hủy,  người nộp thuế phải thông báo cho cơ quan hải quan về hủy, thời gian và địa điểm tiêu hủy, văn bản  cho phép tiêu hủy của cơ quan có thẩm quyền hàng hóa tiêu hủy, lý do tiêu huỷ theo quy định. Trường  hợp hàng hóa được phép tiêu hủy và thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định của pháp luật thì được  miễn thuế nhập khẩu.

Công văn 3494/TCHQ-TXNK ngày 12/7/2021 – Về việc Thuế xuất khẩu phế liệu

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 11 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung tại khoản 5 Điều 1  Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ “Hàng hóa xuất khẩu là tài nguyên khoáng  sản, sản phẩm có tổng giá trị tài nguyên, khoáng sản cộng chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành  sản phẩm trở lên và hàng hóa (trừ phế liệu tạo thành trong quá trình sản xuất, gia công xuất khẩu từ  hàng hóa nhập khẩu) xuất khẩu để gia công thuộc đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thì không được miễn  thuế xuất khẩu.”

Căn cứ các quy định nêu trên trường hợp nhập khẩu theo loại hình A12 để sản xuất, trong quá trình sản  xuất thu được phế liệu, công ty muốn xuất khẩu số phế liệu này ra nước ngoài để thuê gia công (theo  loại hình E82) hoặc xuất bán ra nước ngoài dưới hình thức bán phế liệu thì không thuộc trường hợp  được miễn thuế xuất khẩu.

Công văn 10385/BTC-QLKT ngày 10/9/2021 – Về việc hạch toán chi phí phát sinh do ảnh  hưởng của dịch Covid19

Căn cứ điểm b khoản 1 điều 84 và điểm a khoản 1 điều 94 Thông tư 200/2014/TT-BTC, đơn vị hạch  toán các khoản chi phí liên quan đến bộ phận trực tiếp sản xuất trong thời gian ngưng hoạt động do dịch  Covid-19 vào tài khoản 811 – Chi phí khác, và phải thuyết minh việc hạch toán này trên Thuyết minh  Báo cáo tài chính của đơn vị.

Việc xác định nghĩa vụ thuế về các chi phí liên quan đến bộ phận trực tiếp sản xuất do ảnh hưởng của  dịch Covid-19 thực hiện theo pháp luật thuế.

BẠN ĐANG CẦN TƯ VẤN?

Hãy liên lạc với chúng tôi qua văn phòng gần với bạn nhất. Hoặc gởi form online yêu cầu được tư vấn cho chúng tôi.

Brochures

Xem tài liệu quảng cáo để biết rõ hơn các dịch vụ chúng tôi cung cấp

Chúng tôi tự hào là đơn vị có đội ngũ chuyên gia tư vấn lâu năm giàu kinh nghiêm, với kiến thức nền tuyệt vời, là chỗ dựa vững chắc cho khách hàng.

RBKTC
Góc ảnh RBKTC

Văn phòng tại Hà Nội

Văn phòng tại TP. Hồ Chí Minh

logo Russell Bedford KTC

Cảm ơn quý khách hàng dã quan tâm đên công ty kiểm toán Russell Bedford KTC

Chúng tôi sẽ liên lạc với quý khách hàng qua điện thoại và email trong thời gian sớm nhất để cung cấp nhiều thông tin hơn về công ty chúng tôi.
MrDuc-Thang

NGUYỄN ĐỨC THẮNG

TRƯỞNG PHÒNG KIỂM TOÁN

Kinh nghiệm làm việc: 6 năm kiểm toán với RBK và 3 năm với một công ty kiểm toán khác
Lĩnh vực chuyên môn: Kiểm toán, rà soát tài chính, kiểm toán nội bộ, chuyển giá.
Học vấn: CPA (Việt Nam), ACCA(UK) và Cử nhân Kế toán kiểm toán Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh.

Phone: +84 978 831 276

Email: thang.duc.nguyen@ktcvietnam.com

HOÀNG THANH TÂM

GIÁM ĐỐC KIỂM TOÁN

Tâm bắt đầu làm việc tại KTC SCS từ khi tốt nghiệp đại học và dần dần trở thành một trong các nhân viên chủ chốt của công ty với vị trí chủ nhiệm kiểm toán của phòng kiểm toán của Công ty. Tại KTC SCS, Tâm tham gia vào nhiều dự án bao gồm tư vấn, đào tạo, kiểm toán các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các dự án tài trợ.

Tâm có chứng chỉ kiểm toán viên cấp nhà nước (CPA Việt Nam) và sẽ hoàn thành chứng chỉ Hiệp hội Kiểm toán Anh vào năm 2015.

Phone: +84 986 223 470

Email: tam.thanh.hoang@ktcvietnam.com

HOÀNG THANH TÂM

GIÁM ĐỐC KIỂM TOÁN

Tâm bắt đầu làm việc tại KTC SCS từ khi tốt nghiệp đại học và dần dần trở thành một trong các nhân viên chủ chốt của công ty với vị trí chủ nhiệm kiểm toán của phòng kiểm toán của Công ty. Tại KTC SCS, Tâm tham gia vào nhiều dự án bao gồm tư vấn, đào tạo, kiểm toán các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các dự án tài trợ.

Tâm có chứng chỉ kiểm toán viên cấp nhà nước (CPA Việt Nam) và sẽ hoàn thành chứng chỉ Hiệp hội Kiểm toán Anh vào năm 2015.

Phone: +84 986 223 470

Email: tam.thanh.hoang@ktcvietnam.com